Cần tìm gia sư giỏi tại Tp.HCM

Cần tìm gia sư

tìm gia sư giỏi tại Tp.HCM

Tìm gia sư liên hệ:

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Phương pháp học Ngoại Ngữ hiệu quả

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ


Liên hệ: 090 333 1985 -0987 87 0217

ĐC: Số C7b/137 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM
(Gần cầu Chánh Hưng Q8)

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Phương pháp học Ngoại Ngữ hiệu quả

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm cho việc trao đổi học tập, nghiên cứu và phát triển mọi mặt mà trong  đó giáo dục luôn  được coi là quốc sách hàng  đầu không còn chỉ bó hẹp trong từng quốc gia, từng lãnh thổ riêng biệt. Sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới đã tạo ra một lượng thông tin khổng lồ và không ngừng biến đổi. Làm thế nào để có thể nắm bắt được lượng thông tin ấy một cách kịp thời và có chọn lọc? Làm thế nào để có thể lĩnh hội và có một chỗ  đứng vững vàng trong một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức? Hơn lúc nào hết, các sinh viên Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước, cần ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải trang bị cho mình những công cụ phục vụ  đắc lực cho chuyên môn, đó là ngoại ngữ và tin học.

Là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, một trong những ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới hiện nay, tiếng Anh đã, đang và sẽ tiếp tục  được sử dụng hết sức rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, thương mại, du lịch, khoa học kỹ thuật … và đặc biệt là trong lĩnh vực y dược học.  Đã từ nhiều năm nay, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong các cấp học, từ trường phổ thông tới trường  đại học với tư cách là một môn học chính thức. Ở các trường đại học, sinh viên không chỉ  được học tiếng Anh cơ bản với mục đích giao tiếp thông dụng mà còn  được học tiếng Anh chuyên ngành theo các chuyên ngành mà họ  được  đào tạo. Cùng với vốn tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành giúp sinh viên có thể đọc, hiểu và mở rộng kiến thức chuyên ngành thông qua các tài liệu bằng tiếng Anh, có được sự trang bị khá đầy đủ kiến thức cho bản thân, tạo tiền đề vững vàng cho công việc trong tương lai, có cơ hội tìm kiếm và đạt được các học bổng du học ưu đãi v.v… Trong đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020, mục tiêu đặt ra: “đến năm 2020 là đa số thanh niên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học đều sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ thành thế mạnh khi tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước”.

Chính bởi lẽ đó, tiếng Anh luôn được coi là một môn học quan trọng, là chìa khóa giúp cho mỗi chúng ta mở rộng cánh cửa tương lai.

Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng thực sự của tiếng Anh đối với ngề nghiệp và tương lai của mình, làm thế nào để sinh viên học tiếng Anh tốt, làm thế nào để khơi dậy lòng đam mê với tiếng Anh trong sinh viên vẫn luôn là một điều làm tôi trăn trở suy nghĩ, bởi trong quá trình dạy học, không chỉ riêng tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn Ngoại ngữ cũng đã gặp phải những khó khăn sau:

Tuy đã được học tiếng Anh ở phổ thông nhưng do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà rất nhiều em đã học tiếng Anh không “đến nơi  đến chốn”, kiến thức ngữ pháp không  chắc chắn, khả năng giao tiếp hạn chế. Vào đại học, sinh viên được học lại tiếng Anh cơ bản, bắt  đầu từ những kiến thức hết sức  đơn giản, thế nhưng tốc  độ học thì lại nhanh hơn rất nhiều so với chương trình ở phổ thông. Nhiều em dường như không theo kịp tốc  độ này. Sự quá chênh lệch về trình  độ đầu vào giữa các em sinh viên trong một lớp học cũng là một khó khăn  đối với nhiều sinh viên và cho cả người dạy do đa số sinh viên đang theo học tại trường đều là dân tộc thiểu số, nhiều em  đến từ vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Thử  hình  dung một giảng viên lên lớp khi đối tượng giảng lại có trình độ chênh lệch rất khác nhau: có những sinh viên khi vào lớp trình độ ngoại ngữ của các em đã vượt trội hơn hẳn những sinh viên khác, vì chính các em được học ngoại ngữ một cách liên tục từ tiểu học, thậm chí có những em sinh viên lại được học ở những lớp chuyên ngữ,  trong  khi  đó  lại  có  những  em chưa biết chút gì về ngoại ngữ đó vì bản thân các em khi học ở các trường phổ thông các em lại học ngoại ngữ khác  (tiếng  Pháp,  tiếng  Trung...) hay do  điều  kiện  của  từng  địa  phương, từng gia đình không cho phép. Tất cả các em dù biết nhiều và biết ít, thậm chí không biết chút gì đều phải chờ nhau đứng chung một vạch xuất phát. Chính  sự không đồng đều  về trình  độ  ngay  từ  khi mới  vào  trường  đã  là  tác nhân gây nên những khó khăn cho sinh viên cả những em có kiến thức nền tương đối tốt cũng như những em bắt đầu từ điểm xuất phát.  Đối với những sinh viên khi vào trường đại học đã có một số "vốn" kiến thức nhất định, vì như trên đã nói, bản  thân các em được học  tiếng Anh một cách liên tục hoặc được học ở các trường chuyên, các em sẽ cảm thấy bức xúc khi lại phải ngồi học với những người mới làm quen với tiếng Anh để học lại từ đầu. Nhiều em thấy "sốt ruột" khi bạn mình không phát âm được một  từ, hoặc  không  sử dụng được một câu đơn giản. Bên cạnh đó, những sinh viên bắt đầu từ vạch xuất phát chắc chắn sẽ không khỏi hoang mang, thậm chí thất vọng khi ngồi học  cạnh  những  bạn  mà bất  kỳ  điều  gì  thầy  cô  hỏi đều  trả  lời  trôi  chảy,  thậm chí trong khi mình còn đang "loay hoay" đánh vần từng từ một, thì bạn đã đọc trôi chảy, lưu loát. Điều đó ảnh hưởng  không  nhỏ  đối  với các em trong quá trình tiếp thu bài, và không ít em cảm thấy  “tuyệt  vọng”  cho  là mình  không  có  khả  năng học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, một số sinh viên do chưa xác định được tầm quan trọng của ngoại ngữ, lại thêm một phần không có năng khiếu học ngoại ngữ nên chưa có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, do đó chưa tìm ra được phương pháp học hiệu quả và sau hai học phần ở năm thứ nhất, trình độ tiếng Anh cơ bản của các em vẫn còn rất hạn chế, ngữ pháp không nắm chắc, vốn từ quá nghèo nàn. Khi học tiếng Anh chuyên ngành, các sinh viên này thấy quá khó và tỏ ra chán nản, lười học, đã kém lại càng kém. Do vậy số lượng sinh viên rút học phần tiếng Anh mỗi học kỳ luôn chiếm một số lượng lớn.

Một hạn chế nữa không chỉ đối với sinh viên trường Đại học Y Dược mà là đối với một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam nói chung là các em có thói quen học theo kiểu thụ động, phụ thuộc vào giáo viên, chưa có sự say mê tìm tòi, khám phá và khai thác các nguồn tài liệu, các kênh thông tin sẵn có để đạt được kết quả tốt trong việc thi cử và tích luỹ kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết.Việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ là tạo sự chủ động cho sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận sinh viên chưa thật sự chủ động trong công việc học tập của mình. Điều này thể hiện qua việc nhiều sinh viên khi được tạo điều kiện tự tổ chức học ngoại ngữ thì một bộ phận gần như đã lãng quên môn học này.

Khi gặp gỡ, trao đổi với nhau về phương pháp dạy, nhiều giảng viên trong bộ môn Ngoại ngữ vẫn than phiền  về  sự  thụ động  trong học  tập của phần lớn sinh viên. Sự  thụ động này đang là một vấn đề bức xúc vì những biểu hiện của nó ai cũng có thể nhận thấy một cách khá dễ dàng. 

- Sinh viên  ít quan  tâm đến mục đích của việc học các học phần ngoại ngữ mà chỉ quan  tâm đến nội dung trong môn học đó để đối phó với thi cử.
- Việc chuẩn bị bài ở nhà chưa được hầu hết xem trọng, nhiều em không chuẩn bị bài, nếu có chuẩn bị thì còn quá sơ sài, nhằm đối phó với giảng viên là chính. Không đọc tài liệu, tìm hiểu về bài học  trước  khi  đến  lớp  nghe  giảng  cho  dù  trong  tay  đã  có  chương  trình  học,  giáo trình, tài liệu.
- Nếu như có chăm chỉ đến lớp thì chủ yếu để nghe giảng, ghi chép và hoàn toàn dựa vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của giảng viên, chỉ học và thực hiện những gì do giảng viên yêu cầu chứ không tự tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
- Ít  thắc mắc về nội dung học  tập, ít phát biểu ý kiến trong  lớp, không  thích thảo  luận  hay  dựa  dẫm  ỷ  lại  vào  bạn  bè  khi  làm  việc  theo  nhóm,  ngại  lên  thuyết trình,  rụt  rè,  sợ  nói  sai.  Khi  đứng  trước  một  vấn  đề  cần  giải  quyết  trong  nhóm thường trông chờ vào bạn bè đưa ra phương án giải quyết hơn là tự mình tìm ra cách giải quyết.

Từ những khó khăn mà hầu hết các giáo viên trong bộ môn gặp phải trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra những lời khuyên chân thành nhất đối với các bạn sinh viên như sau:
- Cần phải xác định  rõ  ràng mục đích và động cơ học  tập của mình đối với môn ngoại ngữ để không có thái độ buông thả trong quá trình học tập.
- Cần thay  đổi phương pháp  học  "truyền  thống" là  "nghe, chép  và học thuộc" bằng  tích cực  tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến hoặc  tham gia  tranh luận  trong nhóm,  liên hệ những kiến thức được học với  thực  tế, hoặc  tìm cách áp dụng vào thực tế .
- Trau dồi những kỹ năng học ngoại ngữ  cần thiết, đặc biệt là với 4 kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết.
- Tự học và tự trau dồi, mở rộng  thêm kiến thức tiếng Anh bằng cách tham gia các lớp tiếng Anh ngoại khóa trong và ngoài trường, các trang web dạy ngoại ngữ online trên internet…..
- Cần biết cách tạo ra cho mình một môi trường học Tiếng Anh
Kinh nghiệm của những người học giỏi Tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học Tiếng Anh. Vậy môi trường học Tiếng Anh là gì? đơn giản là một môi trường mà bạn có thể đọc, nghe Tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ các em có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi các em có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài các em hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo… thậm chí là tên của một chiếc xe có ghi chú bằng Tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? Các em cũng có thể tham gia các câu lạc bộ để luyện tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail Tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...Bằng các cách này, ngày nào các em cũng học được một vốn từ và cấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép.
-         Cần xác định cách học phù hợp
Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.Ví dụ: Nếu em là người có sở thích nghe, thì em hãy nghe càng nhiều bài hát Tiếng Anh càng tốt và xem các phim Tiếng Anh, các bản tin Tiếng Anh. Nếu em là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng Tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng Tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng Tiếng Anh. Còn nếu em là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với Tiếng Anh….và sẽ còn rất nhiều cách học riêng mà các em có thể chọn để phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.
-         Hãy nối mạng để học Tiếng Anh?
Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học Tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp bởi hiện nay có rất nhiều trang web dạy và học tiengs Anh hay và rất hữu ích. Các em có thể học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả Tiếng Anh giao tiếp…. Các em cùng có thể tham khảo các kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả trên các diễn đàn, các trang web dạy và học tiếng Anh trên internet…
-         Cần phải có lòng kiên trì
Học ngoại ngữ không giống nhiều các môn học khác đó là rất cần sự kiên trì. Các em sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến các em đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Các em nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. Khi các em tự tin nói Tiếng Anh tức là các em đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ này lúc nào không hay.
-         Điều cuối cùng tôi muốn nói là, các thầy cô giáo trong bộ môn ngoại ngữ luôn sãn lòng giúp đỡ các em, luôn mong muốn được nghe những thắc mắc, những câu hỏi của các em về môn tiếng Anh trong và ngoài giờ học, luôn muốn được tư vấn cho các em cách học tiếng Anh hiệu quả nhất, để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ những trăn trở không chỉ của riêng tôi trong quá trình giảng dạy Ngoại ngữ theo học chế tín chỉ, có nhiều ý kiến còn mang tính chủ quan. Đến với hội nghị năm nay, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các em sinh viên để khắc phục những khó khăn và nâng cao hơn nữa công tác giảng dạy môn tiếng Anh theo học chế tín chỉ, để phong trào học tiếng Anh của trường ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Like This Article ? :

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.